Bà bầu nên ăn vặt những gì?

16.04.2019

Kết quả hình ảnh cho bà bầu ăn vặt

 

Không có gì ngon và hấp dẫn hơn đồ ăn vặt. Trong quá trình mang thai, cảm giác thèm ăn sẽ tăng cao hơn bình thường nên không ít mẹ bầu tiêu thụ rất nhiều đồ ăn vặt hằng ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình mang thai lại chính là lúc mà bạn cần thận trọng hơn đối với các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Và bạn biết đấy, đồ ăn vặt lại đang đứng đầu trong danh sách các loại thực phẩm này, từ đó dẫn đến câu hỏi “Bà bầu nên ăn vặt những gì?”.

Mintscloset sẽ kể một số các nguyên nhân cụ thể vì sao bạn nên tránh ăn vặt trong quá trình mang thai, cách để kiểm soát các cơn thèm ăn vặt cũng như những món ăn bạn có thể dùng thay thế khi thèm ăn vặt. Hãy cùng tham khảo bài viết của Hello Bacsi để biết thêm các thông tin hữu ích nhé.

Các tác hại từ việc ăn vặt trong quá trình mang thai là gì?

Trong suốt thai kỳ, bạn và thai nhi cần một lượng dưỡng chất đầy đủ để giúp bạn có thể tăng cân một cách khỏe mạnh và bé cưng trong bụng phát triển não, xương, các cơ quan cũng như hệ miễn dịch một cách đầy đủ nhất.

Đồ ăn vặt chắc chắn không giúp bạn đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng này. Khi mẹ bầu tiêu thụ đồ ăn vặt, các loại thực phẩm này không cung cấp cho bạn chất dinh dưỡng. Đồng thời, đồ ăn vặt cũng khiến bạn no và không thể ăn thêm các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe khác như trái cây hoặc rau quả.

Tác động của việc tiêu thụ đồ ăn vặt đến mẹ bầu và thai nhi

Dưới đây là những cách mà đồ ăn vặt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi:

1. Các em bé sẽ thích các thức ăn béo hơn

Một nghiên cứu được công bố trên trang Frontiers in Endocrinology đã giải thích tác động trong chế độ ăn của mẹ có ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của bé.

Một nghiên cứu trên chuột mang thai đã chỉ ra rằng những con chuột ăn chế độ ăn có chứa nhiều chất béo sẽ sinh ra chuột con nặng hơn và thích tiêu thụ các thức ăn chứa chất béo hơn. Mạch não của những con chuột con này đã được thay đổi khiến chúng thích ăn các thức ăn chứa nhiều chất béo trong quá trình trưởng thành. Tuy nhiên, những con chuột ăn chế độ ăn cân bằng sẽ sinh ra chuột con ít thèm ăn các thức ăn có chứa chất béo hơn hẳn.

2. Có nguy cơ bị dị ứng cao hơn

Hàm lượng đường cao trong chế độ ăn có thể dẫn đến dị ứng và hen suyễn. Theo một nghiên cứu được công bố trên trang European Respiratory Journal, nếu trong quá trình mang thai, các mẹ bầu ăn chế độ ăn chứa nhiều “đường tự do” (đường bổ sung) dưới dạng sucrose, sirô ngô có lượng fructose cao, nước trái cây hoặc mật ong thì đứa trẻ sinh ra sẽ có khả năng cao bị dị ứng và hen suyễn ở độ tuổi từ 7 – 9 tuổi.

3. Nguy cơ xảy ra bất thường về di truyền có thể sẽ cao

Một nghiên cứu trên chuột mang thai cho thấy nếu chuột mẹ được cho ăn chế độ ăn chứa nhiều đường hoặc chất béo thì sẽ dẫn đến suy giảm các tín hiệu insulin ngoại biên, thường gặp ở bệnh rối loạn chức năng ty thể ở chuột cái con. Điều quan trọng là ảnh hưởng này có thể được di truyền đến 3 thế hệ kế tiếp.

4. Hậu quả của việc hấp thu quá nhiều acrylamide

Các loại thực phẩm như khoai tây chiên, bánh mì… có chứa hàm lượng tinh bột rất cao. Những loại thực phẩm này khi được nướng hoặc chiên ở nhiệt độ cao (trên 120°C) thì tinh bột sẽ được chuyển hóa thành một chất mới, có tên gọi là acrylamide. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng acrylamide cao có thể dẫn đến tình trạng trẻ em sinh ra có chu vi vòng đầu nhỏ hơn và cân nặng thấp hơn.

5. Các mẹ bầu sẽ có xu hướng tăng cân quá mức

Nếu mẹ bầu ăn nhiều thức ăn vặt trong thời gian mang thai có thể dẫn đến việc tăng cân quá mức. Điều này có thể khiến mẹ bầu và thai nhi có nguy cơ gặp phải những biến chứng khác như tiền sản giật, sinh con nặng cân, sinh non, bệnh đái tháo đường thai kỳ, ngưng thở khi ngủ, đồng thời cũng tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, sảy thai hoặc thai chết lưu.

6. Đồ ăn vặt không có chút giá trị dinh dưỡng nào

Các mẹ bầu cần tránh sử dụng các đồ ăn vặt chứa nhiều đường, muối và chất béo trong quá trình mang thai. Phải nói rằng, việc sử dụng dư muối hay dư đường thì cũng đều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn trong giai đoạn này.

7. Các mẹ bầu có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa

Ăn đồ chiên rán có thể khiến dạ dày của bạn khó chịu. Các loại thực phẩm này có thể tạo ra khí, từ đó gây nên tình trạng đầy bụng và khó tiêu. Ngoài ra, các loại đồ ăn vặt hầu như chứa lượng chất xơ rất ít, mà chất xơ lại là thành phần rất có lợi cho quá trình tiêu hóa của chúng ta.

8. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ

Thức ăn vặt có chứa lượng đường cũng như calo vô cùng cao. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tiêu thụ nhiều thức ăn vặt sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Mẹ bầu phải làm gì để kiểm soát cơn thèm đồ ăn vặt?

Như bạn đã thấy, đồ ăn vậy gây ra rất nhiều tác hại lên cơ thể của mẹ bầu lẫn em bé. Thế nhưng, thật khó để kiềm chế cơn ăn vặt đang dâng trào. Vậy các mẹ bầu nên làm gì để kiểm soát cơn thèm ăn và bà bầu nên ăn vặt những gì để vẫn đảm bảo sức khỏe cho thai nhi?

Điều đầu tiên bạn cần làm chính là phải thật sự quyết tâm hạn chế ăn thức ăn vặt. Một khi đã xác định rõ mục tiêu, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi thực hiện các biện pháp khác để kiểm soát cơn thèm ăn của bản thân:

  • Thủ sẵn trên kệ bếp những món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe: Bạn có thể tránh xa đồ ăn vặt bằng cách lắp đầy kệ bếp hoặc tủ cóc tại văn phòng của mình bằng các món ăn nhẹ từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe. Đồ nướng sẽ tốt cho sức khỏe hơn so với đồ chiên rán. Tự nấu nướng và thưởng thức các món ăn tại nhà sẽ giúp bạn hạn chế hấp thu rất nhiều chất phụ gia hoặc chất bảo quản.
  • Ăn nhẹ bằng trái cây và các loại hạt: Bất cứ khi nào bạn cảm thấy muốn nhai gì đó, hãy ăn nhẹ bằng trái cây sấy hoặc trái cây tươi. Chúng có thể giúp thỏa mãn cơn đói, đồng thời cũng cung cấp cho bạn những dưỡng chất cần thiết.
  • Chọn thức ăn một cách hợp lý: Những thứ bạn ăn chính là những thứ con bạn sẽ hấp thụ. Hãy lập danh sách các thực phẩm mà bạn ăn và xác định hàm lượng dinh dưỡng của chúng. Điều này sẽ giúp bạn có thể tránh xa các loại thực phẩm có hại. Thỉnh thoảng ăn một ít sô-cô-la hoặc một lát pizza sẽ không gây hại đến cơ thể bạn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ không biến điều này thành thói quen hằng ngày của mình.

Vậy bà bầu nên ăn vặt những gì?

Bà bầu nên ăn vặt những gì 3

Hãy vận động bằng cách vào bếp nấu vài món tại nhà để tự thỏa mãn cảm giác thèm ăn của chính mình thôi. Sau đây là những món ăn mà các mẹ bầu có thể dùng thay thế khi thèm ăn:

• Hãy thay thế bằng cải xoắn sấy, củ dền sấy hoặc rong biển khô cho món khoai tây chiên hoặc những món tương tự.

• Hãy ăn nhẹ bằng chuối, táo hoặc bất cứ một loại trái cây nào khác kết hợp với một ít bơ hạnh nhân hoặc sô-cô-la tan chảy thay cho bánh ngọt và kẹo.

• Thay vì ăn kem, bạn có thể ăn sữa chua trái cây hoặc kem được làm từ chuối.

Và, nếu như bạn muốn đi ăn ngoài, thì sau đây là một số gợi ý của chúng tôi:

• Gà nướng ăn kèm cùng với xà lách và các loại rau xanh

• Một cuộn bánh lúa mì nguyên cám nhân ức gà tây, ăn kèm với xà lách và cà chua

• Hai lát pizza rau củ ăn kèm với món phụ là xà lách rau xanh

• Taco nhân gà, thịt bò hoặc tôm

• Gà hoặc hải sản được xào với ít dầu và rưới thêm chút xốt

• Có thể uống sữa ít béo

• Mì ý làm từ gạo lứt hoặc từ lúa mì nguyên cám

• Một đĩa trái cây tươi tráng miệng

Mẹ bầu nên đọc thêm bài Bà bầu có được ăn pizza không? để biết nên chọn loại pizza như thế nào để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Đồ ăn vặt làm bão hòa vị giác nhưng lại không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình mang thai của bạn. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là bạn phải tránh xa hoàn toàn những chiếc bánh pizza, hamburger, khoai tây chiên, thức uống giải khát hoặc nhiều món khác. Một bữa tiệc “xả láng” cũng không sao, nhưng các mẹ hãy nhớ đừng biến nó thành thói quen nhé. Khi bạn đã đáp ứng đủ các yêu cầu về dinh dưỡng mỗi ngày rồi thì đây chính là lúc bạn có thể nuông chiều bản thân và thưởng thức một chút đồ ăn vặt yêu thích rồi đấy.

 

Bài viết liên quan

Mời bạn bình luận

    Hiển thị tất cả kết quả cho ""
    Gọi cho Mint Hotline - Zalo Thêm Vào Giỏ Chat Facebook
    Shopee