Bạn cần biết điều gì khi lựa chọn nhà trẻ cho bé yêu của mình?

30.12.2018

Bài viết sẽ này cung cấp cho bạn các câu hỏi mà bạn có thể sử dụng khi lựa chọn nhà trẻ cho bé yêu của mình. Hi vọng sẽ giúp cha mẹ có thêm kinh nghiệm ở vấn đề này

 

Cho dù bạn đang cân nhắc giữa việc lựa chọn một nhà trẻ tư nhân hay nhà trẻ công lập thì bạn đều phải kiểm tra một cách cẩn thận. Bạn có thể tìm hiểu thông qua các câu hỏi dành cho các giáo viên ở đó, hoặc bằng cách nói chuyện với cha mẹ của những đứa trẻ khác đang học tại nhà trẻ đó và quan sát khắp nhà trẻ một cách cẩn thận.

 

Hỏi về tỷ lệ số trẻ trên 01 giáo viên

- Có bao nhiêu bé được cô giáo chăm sóc trong một lớp học?

Thông thường, số lượng trẻ do 01 giáo viên chịu trách nhiệm chăm sóc càng ít càng tốt. Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tỉ lệ số trẻ em trên một giáo viên phù hợp nhất là từ 3-5 đối với trẻ nhỏ và 7-10 đối với trẻ lớn hơn.


- Trẻ lớn và nhỏ có được tách ra không?

Việc tách các trẻ lớn và nhỏ ra sẽ giúp giảm các bệnh nhiễm trùng rất dễ lây nhiễm giữa các trẻ.

Hỏi về các chính sách của trung tâm

- Chính sách của trung tâm về hình thức kỷ luật đối với bé và các vấn đề quan trọng liên quan đến bé như thế nào?

- Có văn bản về các chính sách đó hay không? Nếu có, hãy xin một bản.

Hỏi về các trung tâm chăm sóc bé khi bị bệnh

- Thuốc được kê cho bé bằng cách nào?

- Cha mẹ phải thông báo về bệnh tật của bé bằng cách nào?

- Khi nào bé phải được nghỉ ở nhà?

- Nhà trẻ có phòng bệnh dành cho bé bị bệnh nhẹ không?

- Nhà trẻ có y tá hay bác sĩ để chăm sóc y tế khi bé bị bệnh không?

- Bé có được yêu cầu chủng ngừa trước khi được nhận vào nhà trẻ không?

- Trước khi được nhận vào, nhà trẻ có kiểm tra sức khỏe cho bé không?

- Trung tâm có lưu giữ hồ sơ về các vấn đề sức khỏe của mỗi bé không? Chẳng hạn như bệnh tật, thương tích và tai nạn…

Hỏi về việc đào tạo giáo viên của nhà trẻ

- Yêu cầu đào tạo cho mỗi giáo viên ở nhà trẻ là gì?

- Tất cả các giáo viên có chứng chỉ sơ cứu ban đầu không?

- Tất cả các giáo viên có được đào tạo về sự phát triển của bé không?

- Tất cả các giáo viên có được đào tạo để nhận biết khi trẻ bị lạm dụng và bạo hành không?

- Tất cả các giáo viên có được đào tạo trong việc ngăn ngừa bệnh tật và chấn thương không?

- Nhà trẻ có những quy định về việc rửa tay cẩn thận và thường xuyên đối với giáo viên không? Đây là việc làm cơ bản để giảm thiểu sự lây lan bệnh cho trẻ. Tất cả các giáo viên phải rửa tay mỗi khi họ thay tã cho trẻ hay trước khi cho trẻ ăn bữa chính và bữa phụ.

Kiểm tra độ an toàn của nhà trẻ và sân chơi

- Số điện thoại kiểm soát chất độc và cấp cứu có được niêm yết rõ ràng không?

- Sân chơi có bề mặt hấp thu tác động không? Chẳng hạn như có gỗ dưới xích đu và cầu trượt hay không?

- Bé có đến được những chỗ cao không?

- Bé có được bảo vệ khỏi người lạ không?

- Các cuộc diễn tập hỏa hoạn có được tổ chức ít nhất mỗi tháng không?

- Khắp trung tâm có được gắn báo động cháy nổ không?

- Cửa an toàn có được sử dụng trong khu vực có trẻ nhỏ không?

- Các ổ cắm điện có được được bao bọc kỹ không?

- Các góc nhọn của đồ nội thất có được bao lại không?

- Đồ chơi có được giữ gìn sạch sẽ không? Đồ chơi rửa được nên được vệ sinh mỗi ngày bằng thuốc tẩy như Lysol hoặc một dung dịch gồm nước và thuốc tẩy.

- Các giáo viên có thường xuyên làm sạch phòng ốc với chất khử trùng không?

Những gì bạn có thể làm để bé được an toàn khi ở trung tâm?

- Bạn nên đến gặp các giáo viên của bé, thường xuyên đi họp phụ huynh và tìm hiểu về những mối quan tâm của giáo viên và các phụ huynh khác.

- Đề cử các chương trình giáo dục cho các phụ huynh khác và các giáo viên ở nhà trẻ về các chủ đề hữu ích như các chương trình phát triển cho trẻ, sơ cứu, chăm sóc nha khoa, phòng chống ung thư da, an toàn chung và nhận biết về lạm dụng trẻ em.

- Giúp vệ sinh và sửa chữa tại các nhà trẻ. Nhiều nhà trẻ đánh giá cao việc các bậc phụ huynh giúp đỡ giám sát trẻ ở sân chơi.

- Yêu cầu con của bạn kể về những gì xảy ra ở trung tâm mỗi ngày.

Một số dấu hiệu cho bạn biết nếu nhà trẻ có vấn đề?

- Các nhân viên không trả lời câu hỏi và giải quyết mối lo lắng của bạn.

- Không có cách nào để phụ huynh tham gia vào các hoạt động của nhà trẻ.

- Con bạn nói với bạn về những vấn đề tại lớp học hoặc không hài lòng với những gì xảy ra tại lớp học.

- Bé hơn 1 lần bị tai nạn hay sự cố hơn với những nguyên nhân không rõ ràng.

- Giáo viên trong lớp thay đổi thường xuyên.

- Ban quản lý nhà trẻ không đưa cho bạn một bản sao văn bản về chính sách của họ.

- Các phụ huynh khác nói về vấn đề tại nhà trẻ hoặc những lo lắng của họ về cách chăm sóc bé ở đây.

Nếu bạn nghi ngờ nhà trẻ có vấn đề, hãy liên hệ với cơ quan phường, xã quản lý nhà trẻ.

 

Theo Familydoctor/Yhoccongdong

Bài viết liên quan

Mời bạn bình luận

    Hiển thị tất cả kết quả cho ""
    Gọi cho Mint SMS Mua ngay Chat Facebook
    Shopee